422 lượt xem

HƯỚNG VỀ NGUỒN CỘI

Trong “Mặt trường ca khát vọng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Hàng năm đi đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ.

Từ lâu, ngày (10/3 âm lịch) hàng năm đã trở thành ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ) của người dân Việt Nam. Ca dao Việt Nam cũng đã từng nhắn gửi, dặn dò con cháu:

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng ba…

 

Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh

Dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương về đất Tổ, để thắp nén hương tưởng nhớ về cội nguồn, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.

Theo truyền thuyết thủy tổ của dân tộc ta là Kinh Dương Vương. Tục truyền: Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương làm vua năm Nhâm Tuất (2879 TCN) và lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai đặt tên Sùng Lâm, nối ngôi làm vua xưng Lạc Long Quân, sau lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một cái bọc có trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm con trai. Một ngày Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khác nhau, không ở cùng nhau được”. Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển để chia nhau thống thống trị các xứ, đó là thủy tổ của nhóm Bách Việt. Người con trưởng theo mẹ lên Phong Sơn được tôn làm vua hiệu là Hùng Vương.

Cổng đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt trì-Phú Thọ

“Cây có gốc, nước có nguồn, chim có tổ, người tìm tông”.

Đền Hùng chính là biểu tượng quy tụ và gắn bó dân tộc Việt Nam. Đền Hùng được đặt trên núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền, vua Hùng cùng các lạc Hầu, lạc Tướng tiến hành nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp của người Việt cổ. Hình thành sơ khai nền nông nghiệp lúa nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, muôn dân ấm no, hạnh phúc. Hình ảnh nhà vua cùng đi cày, dạy dân cày ruộng là cử chỉ cao đẹp, xóa nhòa mọi khoảng cách thứ bậc. Và sản phầm chính của nông nghiệp là cây lúa, nguyên liệu để làm nên chiếc bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho trời tròn, đất vuông được tôn vinh, thờ phụng cho đến ngày nay. Đó là bản sắc Việt: sống theo lẽ tự nhiên hợp tự nhiên, hòa đồng với tự nhiên.

Trải qua các chặng đường lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn hướng về cội nguồn. Sau kháng chiến Điện Biên Phủ, 19/9/1954 Hồ Chí Minh cùng đoàn quân tiên phong trên đường dừng chân về thủ đô Bác đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước”. Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm của người đứng đầu đất nước, sứ mệnh dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân năm 1975: “Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quyét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang sơn thống nhất, quy về một mối vẹn toàn”.

Lễ Hội đền Hùng

Lịch sử như một dòng chảy liên tục, nó không chỉ là quá khứ mà còn soi chiếu hiện tại, dự báo tương lai. Trải qua hàng nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm nhưng trong tâm thức những người dân đất việt, Đền Hùng vẫn là nơi bốn phương tụ hội, nơi con cháu thờ phụng công đức Tổ tiên. Đền Hùng là biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, nét đẹp của một nền văn hóa tín ngưỡng.

Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: “Nước mở Văn Lang xưa/ Dòng vua đầu viết sử/ Mười tám đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi/ Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương còn mãi mãi”.

Vật phẩm địa phương cùng về hội tụ

Hàng năm, đến ngày giỗ tổ Hùng Vương, con cháu muôn phương về đây leo từng bậc thang dâng lên nén hương thơm, những phẩm vật địa phương hòa mình trong dòng người, trong không gian linh thiêng núi sông tụ khí ở vùng đất Tổ. Hình ảnh lá cọ miền đất Trung du gợi cho ta ngọn lửa màu xanh bất diệt. Và tiếng trống lịch sử: “Con thuyền Tổ quốc tôi băng mình qua bão tố/ Từ hoa văn cuộn sóng trống đồng”.

là âm thanh kỳ diệu nhất như được hội tụ linh khí và khát vọng từ dòng chảy lịch sử, khởi thủy từ cội nguồn đất Tổ Hùng Vương.

Ban thông tin

Tuyển sinh trường THPT Đào Duy Từ năm học 2019-2020